Đặc điểm sinh học Cá_diêu_hồng

Cá diêu hồngCá diêu hồng

Những đặc điểm sinh học cơ bản trong điều kiện thả nuôi được xác định như sau:

Môi trường

Cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, được hình thành qua quá trình chọn lọc nhân tạo nên môi trường sống chủ yếu là nuôi nhốt. Cá thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước. Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè. Thời gian cá đạt 800-900g/con chỉ từ 4 – 4,5 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp.

Tập tính ăn

Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... Cá điêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh. Ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (như vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.

Trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 – 25%). Nhưng do thả cá nuôi trong vèo với mật độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn công nghiệp được sản xuất cần có đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid....

Sinh sản

Cá diêu hồng là loài mắn đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng. Có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột, còn khi ương trong lồng, chậu thì không cần bón phân nhưng phải thường xuyên vệ sinh chập, lồng. Môi trường nuôi chủ yếu trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau 1 năm nuôi, cá đạt 200 – 500g/cn; khi nuôi bè cá lớn nhanh hơn (đạt trọng lượng 200 – 500g/con chỉ 7 – 8 tháng) và tỷ lệ hao hụt thấp.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp chính để có cá diêu hồng đơn tính đực:

1. Phương pháp thủ công: dùng mắt thường phân biệt và tách riêng cá đực và cá cái lúc cá đã phân rõ đực cái bằng phần phụ sinh dục: cá đực có 2 lỗ huyệt, cá cái có 3 lỗ. Cách này dùng cho những ao nuôi nhỏ, có nhiều người cùng làm một lúc. Nhưng hạn chế khi cần có số lượng giống lớn2. Phương pháp di truyền: Bằng phương pháp lai khác loài (khi nuôi chung cá cái loài này với cá đực loài khác hoặc ngược lại) sẽ tạo được cá lai đơn tính hoặc bất thụ, Ví dụ:* Cá đực lai với Cá cái* Rô phi cỏ O. mosambicus x Rô phi vằn O. niloticus* Rô phi O. hornorum x Rô phi đỏ* Rô phi O. aureus x Rô phi đỏNgười ta còn tạo ra rô phi siêu đực (có nhiễm sắc thể YY), khi thả ghép cá siêu đực với cá cái bình thường sẽ cho ra đàn cá có tỷ lệ đực rất cao (lý thuyết là 100%)3. Phương pháp hóa sinh: cho cá bột ăn thức ăn có trộn hormone 17a methyltestosterone (viết tắt là MT) hoặc 17a ethynyltestosterone (ET) trong 21 ngày tuổi đầu tiên. Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ này.Ở Thái Lan đã phát triển công nghệ từ những thập niên 90, ở Đài Loan từ những năm 80 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, từ 1993 cũng đã áp dụng chuyển đổi giới tính cá diêu hồng bằng MT ở nhiều cơ sở sản xuất cá giống.[1]